TỌA ĐÀM NÔNG NGHIỆP SẠCH – NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Tiêu chuẩn – Start up – Cơ hội việc làm
Buổi tọa đàm về nông nghiệp sạch – nông nghiệp hữu cơ đã diễn ra với sự tham gia của Anh Nguyễn Tá Đông, CEO của The Moshav Farm; Chị Nguyễn Kim Dung, CEO của VNFLAVOR và Thầy Bùi Hồng Quân điều phối chương trình, giảng viên Viện công nghệ inh học thực phẩm (IUH), chuyên gia đánh gái trưởng nông nghiệp hữu cơ. Buổi tọa đàm diên ra chân thành và cởi mở. Các diễn giả đều chia sẻ các vấn đề rất thực tế về nông nghiệp hữu cơ, khởi nghiệp nông nghiệp về những lời khuyên định hướng cho các bạn trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp “cuộc đời” mình. Những chia sẻ về kinh nghiệm vấp ngã khi khởi nghiệp, chia sẻ về cách đứng dậy để tiếp tục khởi nghiệp để đi đến thành công. Tựu chung lại đó là, tâm khởi nghiệp bền vững, cùng với nhau đưa con thuyền khởi nghiệp đi lên và có tầm nhìn. Tất cả đều do tích luỹ kinh nghiệm mà thành.
Buổi tọa đàm có thể xem lại tại:
Buổi tọa đàm diễn ra vào ngày 16.10.2021 thu hút hơn 200 lượt tham dự bao gồm Giảng viên, sinh viên và các doanh nghiệp tham dự. Khách mời của chương trình là Anh Nguyễn Tá Đông, CEO của The Moshav Farm; Chị Nguyễn Kim Dung, CEO của VNFLAVOR và Thầy Bùi Hồng Quân điều phối chương trình, giảng viên Viện công nghệ inh học thực phẩm (IUH), chuyên gia đánh gái trưởng nông nghiệp hữu cơ. Buổi tọa đàm diễn ra trong gần 4 h với những nội dung thú vị.
Mở đầu tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Bá Thanh giới thiệu về Viện công nghệ sinh học và thực phẩm – Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Qua phần giới thiệu TS Nguyễn Bá Thanh đã giới thiệu rất nhiều các hoạt động của Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và các chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của ngành thực phẩm ngành Công nghệ sinh học, ngành đảm bảo chất lượng thực phẩm và ngành khoa học dinh dưỡng của Viện. TS Nguyễn Bá Thanh cũng giới thiệu về các hoạt động về hội thi sáng tạo phát triển sản phẩm mới, các hoạt động liên kết với doanh nghiệp và các hoạt động đào tạo khác. Qua đ1o, các doanh nghiệp tham dự hiểu được hoạt động đào tạo của Viện công nghệ sinh học và thực phẩm cũng như hiểu về các hoạt động đào tạo của nhà trường.
Tiếp theo Thầy Bùi Hồng Quân, chuyên gia đánh giá trưởng nông nghiệp hữu cơ Việt Nam chia sẻ về các điểm cốt lõi của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam và trên thế giới.
Với vai trò là chuyên gia đánh giá trưởng, Thầy khẳng định rằng tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam có giá trị pháp lý còn các tiêu chuẩn khác chỉ có giá trị thừa nhận trên đất nước Việt Nam. Các doanh nghiệp khi lấy chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nên xem xét xem sự phù hợp với thị trường mình đang mong muốn tiêu thụ sản phẩm. Tùy theo yêu cầu của thị trường và doanh nghiệp lấy các tiêu chuẩn hữu cơ phù hợp theo đúng yêu cầu của thị trường đó. Thầy đã nêu ra rất nhiều các tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, EU, USDA Mỹ, JAS của nhật, Canada, Australia, . . . Tuy nhiên theo Thầy, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam và toàn thế giới chỉ xoay quanh 4 nguyên tắc cơ bản theo phong trào nông nghiệp hữu cơ trên thế giới (IFOAM) đã đúc kết.
Nông nghiệp hữu cơ dựa vào (Organic Agriculture is based on) 4 nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc về sức khỏe (The principle of health)
- Nguyên tắc về sinh thái học (The principle of ecology)
- Nguyên tắc về sự công bằng (The principle of fairness)
- Nguyên tắc về tính cẩn trọng (The principle of care)
Chi tiết về các nguyên tắc
- Nguyên tắc về sức khỏe (Principle of health): Nông nghiệp hữu cơ phải duy trì và gia tăng được độ phì nhiêu của đất, sức khỏe của cây trồng, vật nuôi, con người và cả hành tinh như một thể thống nhất và không thể tách rời. (Organic Agriculture should sustain and enhance the health of soil, plant, animal, human and planet as one and indivisible.)
- Nguyên tắc về sinh thái (The principle of ecology): Nông nghiệp hữu cơ phải dựa vào các hệ sinh thái và chu trình sống, cùng chung sống với chúng, kiểm soát chúng và giúp chúng duy trì bền vững. (Organic Agriculture should be based on living ecological systems and cycles, work with them, emulate them and help sustain them).
- Nguyên tắc về tính công bằng (The principle of fairness): Nông nghiệp hữu cơ phải được xây dựng trên các mối quan hệ có thể đảm bảo tính công bằng về môi trường chung và các cơ hội sống cho tất cả. (Organic Agriculture should build on relationships that ensure fairness with regard to the common environment and life opportunities).
- Nguyên tắc về tính cẩn trọng (The principle of care): Nông nghiệp hữu cơ phải được quản lý bằng một cách có trách nhiệm và có dự phòng nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe và sự giàu mạnh của các thế hệ hôm nay và mai sau. (Organic Agriculture should be managed in a precautionary and responsible manner to protect the health and well-being of current and future generations and the environment.)
Thầy nhấn mạnh khi thực hành nông nghiệp hữu cơ cần thấu hiểu và thực hành 4 nguyên tắc này thì sẽ có nông nghiệp hữu cơ. Nếu vi phạm một trong 4 nguyên tác này thì sẽ không đạt tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ.
Ngoài ra, Thầy cũng nhấn mạnh về tiềm lực của giảng viên trong Viện, của sinh viên do Viện đào tạo về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
Phần chia sẻ tiếp theo, Anh Nguyễn Tá Đông, thành viên sáng lập kiêm Tổng Giám đốc The Moshav Farm chia sẻ về hành trình “xuống núi, lên núi lập nghiệp” của anh. The Moshav Farm là 1 start up về nông nghiệp sạch tại Khánh Hòa. Trang trại The Moshav Farm nằm dưới chân núi Phượng Hoàng thuộc xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 60 km theo hướng quốc lộ 26. Start up này do 1 nhóm bạn trẻ 9X tu nghiệp từ israel về lập nghiệp tại đây. Đây là “Đại bản doanh” của nhóm 9X tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam và có thời gian tu nghiệp tại Israel. Trong các thành viên của The Moshav Farm có cựu sinh viên của Viện. Từ 1 vùng đất hoang vu, dưới bàn tay của các bạn trẻ giàu nhiệt huyết, nơi đây đã hình thành 1 trang trại trù phú như bây giờ. Trang trại đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia ngay tại trang trại cũng như hình thành 1 hệ sinh thái khởi nghiệp của các bạn trẻ 9X ngay gần trang trại. Nhờ vậy, chi phí đầu vào giảm đồng thời cùng bán. Hiện tại trang trại có hơn 300 đại lý khắp cả nước để tiêu thụ các sản phẩm của trang trại làm ra. Các sản phẩm của trang trại đa dạng và phong phú. Ở đây, những thanh niên đầy nhiệt huyết như những “vết dầu” loang đến từ hộ nông dân trong vùng để giúp họ thay đổi cách canh tác, cải thiện chất lượng nông sản. Và, những người trẻ đó đang cố gắng từng ngày để đưa The Moshav Farm trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về nông nghiệp theo hướng hiện đại, là nơi nghỉ dưỡng, trải nghiệm, học tập về cách làm nông nghiệp kiểu mới với nhiều mô hình đa dạng. Ngoài việc lan tỏa tinh thần “do thái” học từ israel, các bạn trẻ còn thực hiện các hoạt động xã hội tại địa phương nơi mình lập nghiệp. Dạy tiếng Anh, đóng bảo hiểm y tế cho các em bé tại địa phương, tổ chức những hoạt động vui chơi trải nghiệm cho các em bé tại địa phương. Thật thú vị!
Tiếp theo chương trình, Nguyễn Kim Dung, CEO VNFlavor chia sẻ về hành trình phát triển của của đứa con tinh thần của Chị. VNF là một start up về trứng gà ác. Thay vì bán trứng 2.500vđ, chị và nhóm của mình đã đưa trứng đến tay người tiêu dùng với mức giá gấp 3 lần nhưng vẫn được mong chờ và ủng hộ. Slogan của start up là Quality touches your hearts! VNF hiện tại đã thực sự chạm được đến trái tim của người tiêu dùng. Hành trình khởi nghiệp gian nan với sự chứng kiến và giúp đỡ của Thầy Quân, VNF đã ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lòng người tiêu dùng khắp cả nước trogn đó phần lớn là người ngoại quốc ở Việt Nam. Chị đã trải qua nhiều thất bại trước khi đi đến thành công như ngày hôm nay. Chị Dung mô tả về quá trình kiểm soát chất lượng trái trứng từ nông trại đến tay người tiêu dùng. Chị và đội nhóm của chị nâng niu từng trái trứng. Từng thành viên của nhóm có thể hiểu từng trái trứng trước khi đến tay người tiêu dùng. Là người đồng hành hỗ trợ VNF, Thầy Bùi Hồng Quân cũng khẳng định, chính chất lượng trứng là cái đã chạm vào trái tim của người tiêu dùng là khách hàng của VNF. Sau những tháng ngày tìm giải pháp quản lý chất lượng, đến nay VNF đã xây dựng được nền tảng, đội ngũ để kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ.
Dưới đây là chi tiết những chia sẻ của Chị Nguyễn Kim Dung, CEO của VNFlavor.
VNFLAVOR HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH RA SAO?
- Vnflavor chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 và đã đi được quãng đường 06 năm – Hành trình VNFLAVOR trải qua một hành trình khá nhiều giai đoạn và biến cố điều chỉnh.
- VNFLAVOR khởi nghiệp từ tầm nhìn chiến lược mong muốn của Founder làm sao đưa một trong những sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hướng vào danh mục tiêu dùng thường xuyên của khách hàng nước ngoài tại thị trường Việt nam là quả trứng gà ác giống thuần chủng Việt Nam trực tiếp từ trang trại do VNFLAVOR kiểm soát đến hệ thống bán lẻ cho khách hàng nước ngoài như: ANNAM GOURMET, NAM AN MARKET, K MARKET, VGFOOD, MEKONG GOURMET, LES QUARE, FARMER MARKET,MY MARKET GROUP….
- VNFLAVOR chọn dòng sản phẩm TRỨNG GÀ ÁC THUẦN CHỦNG TƯƠI VÀ SẠCH theo đúng slogan: “ Quality touch in yours heart” vì muốn giới thiệu sản phẩm đăc trưng của chăn nuôi nông nghiệp Việt Nam đến nhóm khách hàng cao cấp nước ngoài, đồng thời theo thị trường ngách có các yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh tối ưu nhất. Có rất nhiều mô hình thực hành chăn nuôi tốt áp dụng tai Việt nam như: Vietgap, thực hành chăn nuôi theo mô hình Asian GAHP trên một số trại nuôi gà đẻ công nghiệp thu trứng quy mô lớn như của CP, Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt …nhưng với VNFLAVOR lại chọn xây dựng quy trình riêng để hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp bản địa Việt Nam theo các tiêu chuẩn được kiểm soát trực tiếp tốt hơn.
- VNFLAVOR chọn vùng nuôi đặc trưng là Tiền Giang vì vùng khí hậu tự nhiên mát mẻ quanh năm, năng suất cho trứng đối với giống gà ác thuần chủng cao nhất so với các vùng khác ( 45 % – 60 % ). VNFLAVOR kiểm soát quy trình trang trại bằng mô hình đơn vị thành phẩm 03 bên ( kỹ sư chăn nuôi giám sát độc lập – VNFLAVOR – nhà trại) – đồng thời trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý chất lượng trứng thành phẩm ngay tại trang trại, quy trình vận chuyển, khử trùng vệ sinh, lưu kho, điều phối trứng thành phẩm đến hệ thống bán lẻ.
- VNFLAVOR ký hợp đồng ràng buộc trách nhiệm ba bên giữa VNFLAVOR – Kỹ Sư chăn nuôi giám sát trại độc lâp – chủ trại dựa trên nền tảng thống nhất các tiêu chuẩn giám sát, theo dõi, ghi nhận nhật ký chăn nuôi của kỹ sư độc lập đối với trang trại để hỗ trợ trang trại tăng sản lượng thành phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm – tăng năng suất đẻ của gà mái trong ngưỡng tự nhiên an toàn từ khâu chọn lựa gà con, chăm sóc gà hậu bị, dinh dưỡng gà mái đẻ, loại trừ các rủi ro trong vận chuyển thành phẩm cho VNFLAVOR.
HÀNH TRÌNH ĐI CỦA MỘT QUẢ TRỨNG SẠCH NHƯ THẾ NÀO?
- Sau 03 năm VNFLAVOR tự làm trang trại để tự chủ ghi nhận các thông số về kỹ thuật chăn nuôi trang trại, quy trình xử lý bảo quản trứng, số liệu tiêu thụ của thị trường muc tiêu, các tiềm năng và rủi ro trong vận hành thì VNFLAVOR chuyển đổi mô hình tập trung thành phân chia để kiểm soát chất lượng từ nguồn. Dựa trên nền tảng lợi ích độc lập và trách nhiệm phải hỗ trợ lẫn nhau giữa 03 bên: trang trại – đơn vị kiểm soát độc lập – VNFLAVOR.
- Trang trại của nông dân trong cụm địa lý được chọn có các đặt điểm: quy mô đàn chuẩn 1000 – 2000 gà mái đẻ được nuôi ở khu vực cách ly dân cư, thoát mát, môi trường bán tự nhiên giữa các vườn cây ăn trái được đơn vị kiểm soát độc lập hỗ trợ.
- Toàn bộ trứng thương phẩm của bầy gà đẻ được VNFLAVOR bao tiêu từ lúc rớt trứng so nhỏ nhất đến khi trứng già (06 tháng – 18 tháng) với mức giá tốt cho trang trại suốt 12 tháng; giá mặc định cao hơn giá hiệp hội chăn nuôi thông báo thu mua tại thời điểm. Đồng thời VNFLAVOR có quyền can thiệp vào chi tiết quy trình chăn nuôi thông qua đơn vị kiểm soát độc lập ( Kiểm soát viên Trang trại + QA VNF) nếu báo cáo QA có vấn đề về trứng thành phẩm hàng ngày. ( phế phẩm/ thành phẩm > 7%)
- VNFLAVOR chủ động xây dựng quy trình phân loại trứng tại nguồn, xử lý khử trùng, các điều kiện bảo quản trứng, phương thức thức vận chuyển giao nhận tương thích với quy mô thu hoạch , năng lực vận hành và khả năng tiêu thụ của thi trường mục tiêu.
Mô tả cụ thể con đường đi của quả trứng như sau:
01- Kiểm soát viên Trang trại độc lập dưới sự chỉ định của VNFLAVOR sẽ đi cùng trang trại xây dựng nhật ký chăm sóc bầy gà theo mã quy ước về mã vùng, mã bầy, mã ngày thu hoạch, các hoạt động hàng ngày can thiệp vào bầy gà ( thức ăn, nước uống, thói quen chăm sóc, thuốc men, dọn vệ sinh chuồng trại, thu hoạch trứng, các tập tính của bầy gà, dinh dưỡng các thời kỳ…) cùng với chủ trang trại.
02- Khi gà mái trưởng thành và bắt đầu cho trứng ở tháng thứ 6 thì VNFLAVOR cử nhân viên QA trực tiếp xuống trại kiểm soát, đánh giá lại thành phẩm trứng thu hoạch hàng ngày thực tế và có biên bản 03 bên: QA, Trang trại, KSV.Tại VNFLAVOR ngoài kiểm soát đối chứng chất lượng còn định kỳ test các chỉ tiêu dinh dưỡng trong trứng thành phẩm ở Trung Tâm Sắc Ký hải Đăng – Eurofins định kỳ 06 tháng /lần hoặc ngẫu nhiên đối với các dấu hiệu phát sinh bất thường.
03- sau khi hoàn thành việc kiểm soát đánh giá thu hoạch hàng ngày, Nhân viên QA trực tiếp đi cùng trứng thành phẩm từ trang trại về xưởng, cùng tham gia tiếp vào quy trình xử lý, khử trùng, đóng gói, bảo quản để tiếp tục đánh giá chất lượng trứng.
04- Trứng thành phẩm sẽ được VNFLAVOR quản lý bằng mã nguồn truy suất theo ngày thu hoạch, theo bầy, theo dãy lồng,theo người xử lý thành phẩm. Trứng thành phẩm được điều phối trực tiếp giao đến hệ thống bán lẻ – VNFLAVOR vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trứng với người tiêu dùng cuối cùng cho đến khi sản phẩm hoàn tất vòng đời của mình.
05 – VNFLAVOR trực tiếp kiểm soát chất lượng trứng từ trang trại đến người dùng cuối thông qua việc: chủ động nhận trách nhiệm theo dõi kiểm soát chất lượng từ khâu chăn nuôi,khâu bảo quản, khâu phân phối.
CON ĐƯỜNG NÔNG NGHIỆP SẠCH CÓ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GÌ?
- Việt Nam là một nước thuần nông nên có lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp: đa dạng và khác biệt. Tuy nhiên các sản phẩm nông nghiệp chưa được xây dựng thương hiệu hoặc quá trình xây dựng thương hiệu bị gãy do các yếu khách quan mà người khởi nghiệp chưa lường trước được.
- Các tiêu chuẩn về chăn nuôi/ trồng trọt trong nông nghiêp tại Việt Nam có nhưng việc áp dụng đúng thì rất khó vì: Quy mô nhỏ hộ gia đình nên các tiêu chuẩn áp dụng còn bị hạn chế, ít có bên thứ ba trung lập đủ chức năng đứng ra kiểm soát đối chứng đảm bảo chất lượng; ngoài ra còn không nhận được sự hỗ trợ của địa phương đối với các hình thức khởi nghiệp.
- Các doanh nghiệp lớn thâu tóm các miếng ngon trong nông nghiệp, nhưng vẫn còn những kẻ hở để doanh nghiệp nhỏ có cơ hội khởi nghiệp theo lối đi riêng trong ngành nông nghiệp.
- Cơ hội việc làm trong ngành nông nghiệp rất lớn vì liên quan đến nhu cầu thực phẩm khổng lồ của loài người. Tiềm năng để phát triển trong ngành nông nghiệp còn nhiều ;tuy nhiên cách thức để khai thác được tiềm năng đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.
- Thị trường tiêu thụ của nội địa còn rộng: tầng lớp trung cao cấp tăng lên, nhu cầu đa dạng.
CÁC KHÓ KHĂN KHI VNFLAVOR KHỞI NGHIỆP:
- Xây dựng tầm nhìn, các chiến lược phát triển và mục tiêu theo đuổi của doanh nghiệp là gì? Trong các giai đoạn của doanh nghiệp : doanh thu/ lợi nhuận/ lợi ích xã hội.?
- Điều phối nhân sự tham gia hoạt động vận hành trong các giai đoạn như thế nào?
- Khả năng tài chính cho các giai đoạn phát triển của sản phẩm ra sao?
- Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm như thế nào?
- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm như thế nào? Truy xuất nguồn gốc rủi ro như thế nào?
- Các hoạt động maketing nhãn hàng ra sao?
- Tiềm năng khai thác của sản phẩm đến đâu?
- Xây dựng các quy trình vận hành, kiểm soát các yếu tố: chất lượng sản phẩm, rủi ro nội bộ, rủi ro bên ngoài.
- Đánh giá năng lực doanh nghiệp trong các thời kỳ ngắn, trung, dài hạn.
ĐỂ CHUẨN BỊ KHỞI NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
Khởi nghiệp là khởi tạo một đứa con tinh thần theo mong đợi của mình nhưng có liên quan với nhiều con người, liên quan đến các giai đoạn phát triển của xã hội ( tạo trend/ theo trend) – nên việc khởi nghiệp thành công hay thất bại rất khó nói trước; các doanh nghiệp lớn cũng đi lên từ khởi nghiệp ban đầu và thời gian để họ chứng minh sự thành công phải đi qua ít nhất 10 năm đầu đời với khá nhiều mốc biến cố để pháp nhân đó học cách điều chỉnh lớn lên, phù hợp môi trường sinh tồn tại thời điểm đó. Một người khó khởi nghiệp thành công mà phải chuyển đổi thành một pháp nhân mới đủ khả năng theo đuổi con đường khởi nghiệp.
Thiên thời – địa lợi – nhân hòa
- Một sản phẩm khác biệt/ đặc trưng, Xây dựng linh hồn cho sản phẩm.
- Kiểm soát đầu vào sản phẩm, xây dựng chiến lược vận hành, quản trị đầu ra.
Có nguồn vốn để vận hành và Có kiến thức hiểu biết để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ( tài lực + nhân lực + vật lực)_trên con đường khởi nghiệp của mình.
Phần tọa đàm diễn ra thú vị và sôi nổi với rất nhiều các câu hỏi của các bạn sinh viên đã được các diễn giả chia sẻ. Các bạn sinh viên hỏi về vốn khi khởi nghiệp, cách đứng dậy khi bị gặp thất bại trong khởi nghhiệp và đặc biệt là cách nâng tầm Thương hiệu một cách hiệu quả. Các câu hỏi không chỉ đến từ các bạn sinh viên mà còn đến từ các doanh nghiệp tham gia chương trình.