Bộ môn Công nghệ thực phẩm (CNTP), tiền thân của Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (IBF) hiện nay, được thành lập từ năm 1999, khi đó trực thuộc khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm. Đến nay, Bộ môn CNTP đã đạt được những bước tiễn vượt bậc trong các lĩnh vực bao gồm: Đào tạo, Nghiên cứu, và Nghiên cứu chuyển giao ứng dụng.
Đội ngũ giảng viên của Bộ môn CNTP bao gồm 16 Thầy, Cô. Trong đó có 1 phó giáo sư, tiến sĩ, 5 tiến sĩ , 8 nghiên cứu sinh, và 2 thạc sĩ. Các giảng viên, được đào tạo ở trong và ngoài nước, với năng lực nghiên cứu, giảng dạy tốt và nhiều kinh nghiệm trong thực tế sản xuất cũng như chuyển giao công nghệ tới doanh nghiệp sản xuất, đã làm việc và nỗ lực hết mình cho sự hình thành và phát triển của bộ môn CNTP; để xây dựng một môi trường năng động, thân thiện và gắn kết chặt chẽ với thực tế doanh nghiệp. Toàn bộ Thầy, Cô của Bộ môn có bằng nghiệp vụ sư phạm giảng dạy Đại học. Với khả năng ngoại ngữ đọc và viết các bài chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Chương trình đào tạo ngành CNTP chiếm tỷ trọng thực hành cao. Việc học thực hành được tổ chức tại 17 phòng thí nghiệm, bao gồm 9 phòng thí nghiệm chuyên ngành và 8 phòng thí nghiệm cơ sở ngành. Các phòng thí nghiệm bao gồm các thiết bị có thể đáp ứng tối đa nhu cầu học và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên, bao gồm các thiết bị trong quá trình chế biến, sản xuất qui mô nhỏ và các thiết bị phân tích hiện đại phục vụ cho các phép kiểm tra chuyên ngành. Các nội dung giảng dạy được tổ chức đảm bảo cả 3 nhóm tiêu chí: KIẾN THỨC – KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ. Chương trình đào tạo tiến tới chuẩn đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong ngành, tăng cơ hội có được việc làm tốt, do đó, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên những ý kiến đóng góp thực tế. Ngoài việc học thực hành tại phòng thí nghiệm, sinh viên và giảng viên được khuyến khích và tạo điều kiện để nghiên cứu thực nghiệm tối đa. Đồng thời, nhà trường có chương trình hỗ trợ kinh phí cho sinh viên và giảng viên nghiên cứu khoa học thường niên (2 lần/năm). Sinh viên được tạo điều kiện để thực hiện nghiên cứu nhằm tham dự các cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. Cụ thể là “Ngày hội sáng tạo sinh viên” nơi các bạn sinh viên có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của mình trong nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới, hoặc “Eureka” cấp thành phố, tại đó sinh viên có dịp cọ sát với các bạn sinh viên từ nhiều nơi, v.v. Đồng thời, sinh viên có cơ hội tham gia vào các dự án của giảng viên, tăng cường sự vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành. Thêm vào đó, sinh viên có 2 đợt đi thực tập tại nhà máy sản xuất thực phẩm, giúp sinh viên bám sát thực tế của ngành mình đang học.
Bộ môn CNTP, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm là một trong số ít các đơn vị tại Việt nam đang xây dựng, triển khai áp dụng (sẽ kiểm định trong năm 2020) chương trình giáo dục đào tạo theo chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology)_một tổ chức phi chính phủ chuyên về đánh giá tiêu chuẩn của một số chương trình giáo dục như khoa học ứng dụng, kỹ sư, công nghệ… có trụ sở tại Mỹ. Với chương trình đào tạo này, sinh viên và học viên được đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của Doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Để làm được việc này, đội ngũ giảng viên đã phải làm việc rất nỗ lực từ khâu tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp thực phẩm trong hiện tại và tương lai gần, đến việc xây dựng chương trình đào tạo chi tiết, nhằm mục đích đào tạo ra những sinh viên và học viên có khả năng làm việc ngay, đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng nói riêng và xủa xã hội nói chung.
Bênh cạnh chương trình đào tạo đại học – Kỹ sư CNTP, Bộ môn CNTP đang đào tạo sau đại học – Thạc sĩ CNTP. Nhiệm vụ của bộ môn là đào tạo ra các kỹ sư tay nghề cao, thạc sĩ chuyên sâu, áp sát thực tế và xu hướng phát triển, nhằm phục vụ cho các công ty sản xuất và/hoặc kinh doanh, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực CNTP. Thông qua việc trang bị các kỹ năng, và kiến thức chuyên ngành vững chắc, sinh viên đại học và học viên thạc sĩ có khả năng khẳng định bản thân, làm việc tốt trong nhóm cũng như khả năng giải quyết vấn đề độc lập. Với đặc thù đa dạng ngành nghề của CNTP (đa dạng sản phẩm thực phẩm, đa dạng công nghệ sản xuất…), và tính cần thiết của thực phẩm chất lượng trong đời sống con người, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên đại học và học viên cao học rất phong phú và hấp dẫn; được liệt kê theo danh sách dưới đây:
- Trong công ty sản xuất
- Quản lý sản xuất; thực hiện sản xuất;
- Thiết kế sản phẩm thực phẩm mới; phát triển và cải tiến sản phẩm thực phẩm; phát triển nguồn nguyên liệu mới…
- Quản lý chất lượng; kiểm tra chất lượng sản phẩm; đảm bảo chất lượng sản phẩm; quản lý an toàn thực phẩm…
- Trong các viện nghiên cứu, trường học
- Nghiên cứu viên – nhà nghiên cứu. Thực hiện các nghiên cứu về CNTP và khoa học thực phẩm. Nhằm mang lại những lợi ích chuyên ngành, và lợi ích ứng dụng thực tế thuôc ngành CNTP.
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu và giảng dạv các chuyên ngành hẹp của ngành CNTP
- Cơ quan nhà nước, và tư nhân
- Tham gia làm việc tại các cơ quan nhà nước chẳng hạn như các cơ quan quản lý các vẫn đề liên quan đến CNTP, trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương. Ví dụ
- Có thể làm việc trong các đơn vị tư vấn, hướng dẫn, và cấp phép các tiêu chuẩn, giấy phép
- Vị trí khác:
- Vị trí kinh doanh kỹ thuật. Với đặc điểm nắm rõ công nghệ sản xuất, nguyên lý hoạt động của thiết bị trong ngành CNTP, các quá trình biến đổi hóa, sinh, lý của nguyên phụ liệu… sinh viên và học viên có khả năng và lợi thế không những trong chuyên ngành kỹ thuật, mà còn trong lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ kinh doanh thiết bị thực phẩm, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, kinh doanh phụ gia thực phẩm, và thậm chí là kinh doanh sản phẩm thực phẩm, chuỗi cung ứng…
- Hiện nay, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Bộ môn CNTP đang triển khai và nhân rộng việc liên kết các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn. Đồng thời liên hệ thực tập thời gian dài tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên và học viên.
Bộ môn Công nghệ Thực phẩm luôn chào đón các bạn sinh viên có đam mê và sở thích về CNTP đến để trải nghiệm và khẳng định bản thân, chào đón Quý doanh nghiệp để hợp tác cùng phát triển.
Liên hệ
Bộ môn Công nghệ thực phẩm, phòng F4.07, Số 12 Nguyễn Văn Bảo, P. 4, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh