Phần 1. Lịch sử hình thành
Bộ môn Quản lý Chất lượng Thực phẩm (QLCLTP) được thành lập từ tháng 1/2017, theo quyết định số 447 a/ QĐ ĐHCN, ngày 12/1/2017, Mã ngành: 7540106. Bộ môn QLCLTP có nhiệm vụ đào tạo sinh viên ngành ĐBCL&ATTP và tham gia giảng dạy các môn học chung cho các bộ môn khác trong Viện.
(Các hình ảnh dưới đây được ghi nhận từ buổi bảo vệ đề án ngành Đảm bảo Chất lượng & An toàn Thực phẩm
Bộ môn QLCLTP tiền thân là một bộ phận chuyên ngành của ngành Công nghệ thực phẩm với số giảng viên là 4 giảng viên. Đến nay, tổng số giảng viên thuộc tổ là 13 giảng viên, trong đó có 8 giảng viên có học vị TS, 5 giảng viên có học vị Ths. Số giảng viên đang theo học nghiên cứu sinh (NCS) là 4 giảng viên. Các giảng viên có học vị TS được tốt nghiệp từ các trường danh tiếng trong và ngoài nước. Vì vậy, khả năng nghiên cứu khoa học cao. Tính tới thời điểm tháng 8 năm 2018 Tổ đã có 30 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí nổi tiếng thế giới có chỉ số ISI, và nhiều bài báo đăng trên các tạp chí trong nước. Một trăm phần trăm giảng viên của Tổ có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, và hằng năm đều tham gia đầy đủ các buổi nâng cao nghiệm vụ sư phạm do Trường, Viện tổ chức, như chứng chỉ phương pháp giảng dạy PBL (Project learning outcome) của các tổ chức của Nhật và Hoa kỳ cấp.
Chương trình đào tạo ngành được xây dựng theo hệ thống tín chỉ tích hợp gồm 146 tín chỉ (TC) được xây dựng theo tiêu chuẩn của Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ Hoa Kỳ (Accreditation Board for Engineering and Technology – ABET). Vì vậy, chất lượng sinh viên đầu ra đáp ứng mạnh đối với yêu cầu của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo bao gồm các khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và chuyên ngành, đảm bảo trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, thái độ và kỹ năng khi ra làm việc.
Sinh viên tốt nghiệp ngành ĐBCL&ATTP có thể làm việc trong cương vị QC ( kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng), QA (đảm bảo chất lượng) và cao hơn nữa là QM (Quản lý chất lượng toàn diện) ở các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến sản xuất sản phẩm thực phẩm. Nhiều sinh viên của tổ đang công tác tại các phòng thí nghiệm, phòng R&D (research & development), phòng hổ trợ kỹ thuật, phòng tư vấn trong công tác đảm bảo chất lượng, phòng kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm ở các nhà máy, công ty, xí nghiệp, các trung tâm đánh giá chất lượng, trung tâm nghiên cứu thuộc Viện trên địa bàn thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền tây Nam bộ.
Tổ bộ môn QLCLTP, với một đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, tâm huyết, yêu nghề. Thêm vào đó, một chương trình đào tạo luôn thay đổi thích ứng với nhu cầu xã hội. Đặc biệt, được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu Trường. Tổ môn QLCLTP xứng đáng là một địa chỉ đáng tin cậy cho các bạn sinh viên muốn theo đuổi ngành ĐBCL&ATTP
Phần 2. Mục tiêu đào tạo
Chúng tôi kỳ vọng sinh viên chúng tôi sau 2-3 năm tốt nghiệp sẽ đạt được những mục tiêu sau.
- Có thể phân tích, thiết kế, đánh giá và triển khai các hệ thống ĐBCL trong ngành CNTP
- Giao tiếp hiệu quả và làm việc tốt trong các dự án kỹ thuật dựa trên nhóm
- Thành công trong công việc ĐBCL&ATTP và các lĩnh vực liên quan thể hiện bằng sự thăng tiến, tăng cường trách nhiệm hoặc các công nhận chuyên môn khác
- Xem xét hậu quả môi trường của các hoạt động kỹ thuật của họ khi làm việc trong ngành công nghiệp
- Tiếp tục giáo dục của họ trong một thế giới chuyên nghiệp đang thay đổi
Phần 3. Chuẩn đầu ra
Chúng tôi kỳ vọng sinh viên chúng tôi sau khi tốt nghiệp sẽ đạt được những chuẩn đầu ra sau.
- Có khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật mang đặc thù của ngành ĐBCL&ATTP.
- Có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm phân tích liên quan đến ĐBTP dựa trên cơ sở xác định các thông số đầu vào phù hợp và phân tích, giải thích được dữ liệu thu được.
- Có khả năng thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Hoạt động hiệu quả như một thành viên của đội ngũ đảm bảo chất lượng
- Có khả năng xác định và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực ĐBCL và ATTP
- Có hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
- Có khả năng báo cáo và thuyết trình hiệu quả
- Có hiểu biết về tác động của các giải pháp kỹ thuật của ngành đối với vấn đề an ninh lương thực và phát triển bền vững.
- Có nhận thức và năng lực thực hiện việc học tập liên tục, học tập suốt đời.
- Có kiến thức về các vấn đề mang tính thời sự trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
Sử dụng được các phương pháp kỹ thuật hiện đại và dụng cụ chuyên ngành để giải quyết vấn đề trong ĐBCL và ATTP.
Phần 4. Chương trình đào tạo của các khoá
Các chương trình khung của các khoá gồm K13, K14, K15, K16, K17 từ năm 2017,2018, 2019, 2020, 2021.
CTK_TC_ KHOA 13_ 2017-2018_ BMDBCL_HE DAI TRA
CTK_TC_ KHOA 14_ 2018-2019_ BMDBCL_HE DAI TRA
CTK_TC_ KHOA 15_ 2019-2020_ BMDBCL_HE DAI TRA
CTK_TC_ KHOA 16_ 2020-2021_ BMDBCL_HE DAI TRA
CTK_TC_ KHOA 17_ 2021-2022_ BMDBCL_HE DAI TRA SAU KHI CHỈNH SỬA