ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
Bộ môn Quản lý chất lượng thực phẩm– Hệ thống phòng thí nghiệm
Bộ môn Quản lý chất lượng thực phẩm– Hệ thống phòng thí nghiệm

Bộ môn quản lý 7 phòng thí nghiệm bao gồm: 2 PTN phân tích thực phẩm, 1 PTN Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, 1 PTN phụ gia và vật lý thực phẩm, 2 PTN đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm. Các PTN dùng chung các bộ môn khác bao gồm 2 PTN Vi sinh, 2 PTN Hóa sinh, 1 PTN chế biến súc sản thủy sản, 1 PTN công nghệ đồ uống, 4 PTN dùng chung cho cả Viện, nơi đây các thiết bị có tính năng cao được bố trí để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

  1. Phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm 1 (F6.9)
  2. Phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm 2 (F6.8)
  3. Phòng thí nghiệm phân tích và kiểm soát an toàn thực phẩm (F6.7)
  4. Phòng thí nghiệm vật lý thực phẩm (F6.6)
  5. Phòng thí nghiệm Đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm (F7.1)
  6. Phòng thí nghiệm Đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm (f7.2)
  7. Phòng thí nghiệm máy tính (T3.10)

      Phòng F6.6 

Giảng viên phụ trách: Đoàn Như Khuê

       Chức năng phòng: Phòng thí nghiệm vật lý thực phẩm thực hiện các bài thực hành đánh giá chất lượng thực phẩm bằng phương                    pháp vật lý. Các chỉ số chất lượng vật lý như độ xuyên thấu, độ kéo đứt, độ đàn hồi, độ cứng, độ dai, độ màu, độ dẫn điện, độ                          nhớt v.v.    được  các giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành tại đây. Phòng F6.6 cũng là nơi sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Các thiết bị:

Thiết bị đo cơ lý

Thiết bị chuẩn độ điện thế

Thiết bị đo độ khúc xạ

Thiết bị chiết trên pha rắn (solid phase extraction)

Cân phân tích

 Phòng thí nghiệm F6.7

Giảng viên phụ trách: Nguyễn Thị Hương

Chức năng phòng: 

+ Thực hành các bài tập xây dựng các hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm ở các nhà máy thực phẩm dựa trên các tiêu chuẩn ISO, HACCP, GAP v.v…

+ Phân tích các chỉ tiêu về vi sinh và hóa lý nhằm xác định mức độ an toàn của các nhóm thực phẩm như thủy hải sản, bánh kẹo, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp …

  • Các chỉ tiêu hóa lý như: các chất phụ gia gây độc (nitrate, borate, formol…), kim loại nặng, độc tố do nấm mốc gây ra, chất kháng sinh…
  • Chỉ tiêu vi sinh: tổng số vi sinh vật hiếu khí, các vi sinh vật gây bệnh: E. Coli, Coliforms, Salmonella, Listeria, Staphylococcus aureus

+ Phòng thí nghiệm F6.7 cũng là nơi sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp.

 Các thiết bị

Thiết bị tạo sóng siêu âm

Thiết bị cân [phân tích

Thiết bị ổn nhiệt

Thiết bị quang phổ UV-Vis

Tủ nung

Thiết bị đo pH

F6.8/F6.9

Giảng viên phụ trách: Nguyễn Ngọc Tuấn

Chức năng phòng:  Các phòng thí nghiệm F6.8 và F6.9 thực hiện các học phần phân tích thực phẩm và kỹ thuật phòng thí nghiệm. Tại đây sinh viên năm thứ 1 được trang bị các kỹ năng thao tác và sử dụng thiết bị phòng cơ bản để chuẩn bị các bài thức hành hóa, hóa thực phẩm, hóa sinh, phân tích thực phẩm ở năm thứ 2 và 3. Phòng thí nghiệm thực hành phân tích thực phẩm có nhiệm vụ thực hiện các bài thực hành chung cho toàn bộ sinh viên thuộc Viện công nghệ Sinh học và Thực phẩm. Ngoài ra, các bài thực hành chuyên ngành cho sinh viên thuộc ngành ĐBCL&ATTP cũng thực hiện tại đây. Các nội dung phân tích thực phẩm bao gồm:

  • Xác định thành phần dinh dưỡng: proteins, lipids, carbohydrates, vitamins, khoáng…
  • Phân tích chất lượng thực phẩm ( chất lượng nguồn nước, chất lượng dầu mỡ, hoạt tính sinh học…)
  • Đánh giá độ tươi của thực phẩm

Phòng F6.8 và F6.9 cũng là nơi sinh viên thực hiện các đồ án tốt nghiệp

 Các thiết bị:

Cân phân tích

Thiết bị cô quay chân không

Thiết bị chân cất đạm

Thiết bị trích ly béo

Tủ sấy

Máy ly tâm

Thiết bị làm lạnh

Máy đo pH

Thiết bị phá mẫu FOSS

Phòng F 7.1,7.2

Giảng viên phụ trách: Phan Thụy Xuân Uyên

 Chức năng phòng: Thực hiện các học phần thực hành môn học đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm cho toàn bộ sinh viên năm thứ 2 và 3 của ngành ĐBCL&ATTP, Công nghệ thực phẩm, khoa học thực phẩn và dinh dưỡng. Các nội dung đánh giá bao gồm:

  • Đánh giá và theo dõi chất lượng thực phẩm bằng phương pháp cảm quan
  • Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng thực phẩm thông qua các phương pháp đánh giá cảm quan
  • Đánh giá năng lực của các thành viên hội đồng cảm quan trên phương diện phân biệt những cường độ khác nhau của mùi và hương vị (So hàng – Cho điểm).

Ngoài ra đây là các phòng sinh viên sẽ thực hiện các khóa luận và đồ án tốt nghiệp.

Các hoạt động của phòng:

Sinh viên đang thực hiện bài thực hành

Một góc phòng thực hành đánh giá chất lượng cảm quan

Các hình ảnh liên quan đến quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp:  Đánh giá chất lượng tôm bằng phương pháp cảm quan

 

Phòng T 3.10

Giảng viên phụ trách: Nguyễn Khắc Kiệm

Chức năng phòng: Phòng máy tính T 3.10 có nhiệm vụ thực hiện các học phần thực hành liên quan đến các môn học : Xử lý thống kê, thiết kế thí nghiệm của ngành ĐBCL&ATTP và các 3 ngành khác thuộc Viện, bao gồm Công nghệ thực phẩm, Khoa học thực phẩm và dinh dưỡng, Công Nghệ thực phẩm.

 Một hình ảnh  PTN và hoạt động của sinh viên tại phòng và tại đơn vị thực tập

 

 

 

 

Đơn vị liên kết