Khung chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm
TT | Mã môn học | Tên môn học | Mã học phần | Số
tín chỉ |
Học phần: họctrước(a), tiên quyết(b), song hành(c) |
Ghi chú | Hình thức thi kết thúc |
Học kỳ 1 | 7 | ||||||
Học phần bắt buộc | 4 | ||||||
1 | 8005001 | Phương pháp nghiên cứu
khoa học Scientific Research Methodology |
8005001 | 2(1,2,4) | |||
2 | 8005608 | Các phương pháp phân tích hiện đại trong nghiên cứu thực phẩm
Modern Analytical chemistry methods in Food Science |
8005608 | 2(1,2,4) | |||
Học phần tự chọn
(NCS được chọn một trong các học phần sau đây) |
3 |
|
|||||
1 | 8005607 | Các tính chất kỹ thuật của thực phẩm
Engineering Properties of Foods |
8005607 | 3(1,4,6) | |||
2 | 8005620 | Khoa học mùi vị
The Science of Flavor |
8005620 | 3(1,4,6) | |||
3 | 8005616 | Dữ liệu lớn trong thực phẩm
Big data in food |
8005616 | 3(1,4,6) | |||
4 | 8005610 | Hoá học các hợp chất thứ cấp
Chemistry of Secondary compounds |
8005610 | 3(1,4,6) | |||
Học kỳ 2 | 6 | ||||||
Học phần bắt buộc | 3 | ||||||
1 | 8005001 | Tiểu luận tổng quan
Literature review |
8005001 | 3(0,6,6) | |||
Học phần tự chọn (NCS được chọn một trong các học phần sau đây) |
3 | ||||||
1 | 8005621 | Enzyme Thực phẩm
Food Enzymology |
8005621 | 3(1,4,6) | |||
2 | 8005623 | Vi sinh ứng dụng
Food Enzymology |
8005623 | 3(1,4,6) | |||
3 | 8005622 | Công nghệ sinh học thực phẩm
Food Biotechnology |
8005622 |
3(1,4,6) |
|||
4 | 8005614 | Công nghệ mới trong bảo quản thực phẩm
New Technologies in Food Preservation |
8005614 |
3(1,4,6) |
|||
5 | 8005627 | Khoa học về cà phê
The Science of Coffee |
8005627 | 3(1,4,6) | |||
6 | 8005629 | Dinh dưỡng ứng dụng
Applied Nutrition |
8005629 | 3(1,4,6) | |||
Học kỳ 3 | 5 | ||||||
Học phần bắt buộc | 2 | ||||||
1 | 8005002 | Chuyên đề tiến sĩ 1 Scientific report 1 |
8005002 | 2(0,4,4) | |||
Học phần tự chọn (NCS được chọn một trong các học phần sau đây) |
3 | ||||||
1 | 8005622 | Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm và logistics
Food supply chain Management and Logistics |
8005622 | 3(1,4,6) | |||
2 | 8005615 | Hệ thống thực phẩm bền vững và an ninh lương thực
Food Security and Sustainable Food Systems |
8005615 | 3(1,4,6) | |||
3 | 8005628 | Hệ thống thực phẩm Việt Nam
Food System in Vietnam |
8005628 | 3(1,4,6) | |||
Học kỳ 4 | 2 | ||||||
Học phần bắt buộc | 2 | ||||||
1 | 8005003 | Chuyên đề tiến sĩ 2
Scientific report 1 |
8005003 | 2(0,4,4) | |||
Học kỳ 5, 6 | 70 | ||||||
Học phần bắt buộc | 70 | ||||||
1 | 8005620 | Luận án tiến sĩ
Doctoral thesis |
8005620 | 70(0,140,140) |
Mô tả vắn tắt nội dung các học phần
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Học phần cung cấp cho NCS các phương pháp nghiên cứu khoa học; xây dựng và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; công bố và đánh giá các kết quả nghiên cứu của khoa học. Bên cạnh đó, NCS thực hiện các chủ đề thảo luận.
- Các phương pháp phân tích hiện đại trong nghiên cứu thực phẩm
Học phần cung cấp cho NCS các phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích thực phẩm các thành phần thực phẩm hiện tại và các hướng phát triển trong tương lai. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích, quy trình tiến hành phân tích. Các kỹ thuật lấy mẫu và xử lý mẫu trước khi phân tích. Tìm hiểu các phương pháp phân tích hiện đại cụ thể để phân tích các thành phần của mẫu thực phẩm. Phương pháp kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm hiện đại.
- Các tính chất kỹ thuật của thực phẩm
Học phần cung cấp cho NCS về tính chất công nghệ của nguyên liệu và sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng, các phương pháp và mô hình xác định các tính chất này cũng như phương pháp sử dụng các mô hình này trong quá trình tính toán, mô phỏng và thiết kế các quá trình trong công nghệ thực phẩm.
- Khoa học mùi vị
Học phần cung cấp cho NCS kiến thức về vai trò của mùi vị là một khía cạnh quan trọng sản xuất và chế biến thực phẩm ứng dụng trong phát hiện các mùi vị lỗi trong công nghệ thực phẩm; xu hướng mới trong nghiên cứu mùi vị sử dụng trong công nghiệp thực phẩm để tạo ra sản phẩm mới và cải tiến những sản phẩm hiện tại và áp dụng một số ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tạo công thức mùi vị.
- Dữ liệu lớn trong thực phẩm
Học phần cung cấp cho NCS các phương pháp phân tích thống kê mô tả đa chiều của ngành thực phẩm, cách tiếp cận dữ liệu lớn như foodomics trong chất lượng và an toàn thực phẩm, metabolomic trong nghiên cứu dinh dưỡng ứng dụng và giải thích các dữ liệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và lĩnh vực liên quan.
- Hoá học các hợp chất thứ cấp
Học phần cung cấp cho NCS các hợp chất chuyển hóa bậc 2 trong các thành phần thực phẩm hiện tại và các hướng phát triển trong tương lai. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp nghiên cứu, quy trình tiến hành phân tích các hợp chất này.
- Enzyme Thực phẩm
Học phần cung cấp cho NCS các khái niệm và tính chất quan trọng của enzyme và enzyme trong công nghiệp thực phẩm; cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzyme; các nguồn và phương pháp thu nhận, tinh sạch enzyme; các ứng dụng và triển vọng trong tương lai của enzyme trong công nghiệp thực phẩm, và công nghiệp thức ăn gia súc. Bên cạnh đó, NCS tham gia tìm hiểu và thảo luận một số chủ để mang tính thời sự liên quan đến enzme trong công nghiệp thực phẩm
- Vi sinh ứng dụng
Học phần vi sinh ứng dụng cung cấp cho NCS những kiến thức chuyên sâu về hệ vi sinh vật trong thực phẩm; các kỹ thuật phân tích kiểm nghiệm mới đối với các vi sinh vật trong thực phẩm; ứng dụng các biện pháp mới trong kiểm soát vi sinh vật thực phẩm. Ngoài ra, học phần cũng giới thiệu những nội dung cập nhất về probiotic, prebiotic và ứng dụng của chúng trong thực phẩm cho người và vật nuôi. Thông qua các bài học thực hành học viên có thể lĩnh hội được kỹ thuật sản xuất chế phẩm probiotic ứng dụng trong thực phẩm.
- Công nghệ sinh học thực phẩm
Học phần cung cấp cho NCS các kiến thức và kỹ năng thực hành về công nghệ sinh học thực phẩm, bao gồm: vi sinh vật trong sản xuất thực phẩm; enzyme trong sản xuất thực phẩm; các kỹ thuật di truyền, các sinh vật biến đổi gen gồm vi khuẩn, thực vật và động vật; các vấn đề sinh thái, kinh tế, xã hội của sinh học thực phẩm
- Công nghệ mới trong bảo quản thực phẩm
Học phần cung cấp cho NCS các kỹ thuật và công nghệ mới trong bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, NCS thực hiện các chủ đề thảo luận.
- Khoa học cà phê
Học phần cung cấp cho NCS một hệ thống kiến thức tổng hợp mới về ngành cà phê và những yếu tố chính của chất lượng trong chuỗi cà phê, từ thực tiễn sản xuất và nông nghiệp, tính bền vững, chế biến sau thu hoạch và các khía cạnh chất lượng đến phân tích kinh tế về đề xuất giá trị tiêu dùng và cũng như nhận định những thách thức chính của sản xuất cà phê trong tương lai và các giải pháp tiềm năng.
- Dinh dưỡng ứng dụng
Học phần cung cấp cho NCS các kiến thức về: các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hiện nay; các vấn đề sức khỏe liên quan tới chế độ ăn uống phổ biến; tầm quan trọng của những kiến thức về dinh dưỡng cũng như kỹ năng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân; các phương pháp mới trong việc lựa chọn và ứng dụng thực phẩm để có một chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng. Ngoài ra, NCS sẽ được thực nghiệm cách thiết kế thực đơn theo xu hướng dinh dưỡng mới trong phòng và điều trị các bệnh mãn tính không lây.
- Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm và logistics
Học phần cung cấp cho NCS các nội dung gồm: Phần 1. Những vấn đề chính của chuỗi cung ứng thực phẩm gồm cấu trúc chuỗi cung ứng thực phẩm, Những giai đoạn quyết định trong chuỗi cung ứng, Thách thức của chuỗi cung ứng thực phẩm về các vấn đề thực phẩm. Phần 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gồm hoạch định dự báo và nhu cầu, vận chuyển, lưu kho và phòng vệ thực phẩm; Phần 3. Các phương thức quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm; Phần 4: Logistics thực phẩm gồm hậu cần thực phẩm và chuỗi cung ứng được kiểm soát nhiệt độ.
- 14. Hệ thống thực phẩm bền vững và an ninh lương thực
Học phần cung cấp cho NCS các nội dung gồm: Phần 1 cung cấp các kiến thức về hệ thống thực phẩm bền vững; các nguyên tắc chung của hệ thống thực phẩm bền vững. Phần 2: trình bày tình hình trồng trọt, chăn nuối, đánh bắt thủy hải sản tại Việt Nam mối tương quan giữa hệ thống thực phẩm bền vững và nguồn tài nguyên thiên nhiên, vai trò của thực phẩm địa phương; sự lãng phí thực phẩm và mối tương quan giữa hệ thống thực phẩm bền vững với dinh dưỡng. Phần 3. Đánh giá hệ thống thực phẩm bền vững. Phần 4: An ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng hướng đến đảm bảo cuộc sống lành mạnh và tạo cuộc sống hạnh phúc cho mọi người, mọi lứa tuổi.
- Hệ thống thực phẩm Việt Nam
Học phần cung cấp cho NCS các kiến thức về hệ thống quy phạm pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và lĩnh vực liên quan như các chương trình, hệ thống kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các nhà máy, hệ thống phân phối thực phẩm, tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là hệ thống đảm bảo chất lượng chuỗi thực phẩm từ nguyên liệu đến tay người tiêu dùng. Về chuẩn hóa sản phẩm, môn học cũng cung cấp các kỹ thuật phân tích, thiết lập, kiểm soát, đánh giá và phân tích các thành phần chất, chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mức độ chất lượng và tính an toàn, sự bền vững của nguyên liệu tự nhiên và sản phẩm thực phẩm bên cạnh những rủi trong trong sản xuất thực phẩm.
- Tiểu luận tổng quan
Tiểu luận tổng quan sẽ giới thiệu tổng quan về đối tượng, chủ đề cần nghiên cứu của luận án. Trong học phần này, NCS sẽ khảo sát, so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp, kết luận về các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đã được công bố trong và ngoài nước. Từ đó, NCS đề xuất những nội dung mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.
- Chuyên đề Tiến sĩ 1
- Tổng quan những công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến các phương pháp sử dụng trong luận án tiến sĩ.
- Phân tích và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong luận án tiến sĩ.
- Chuyên đề Tiến sĩ 2
- Trình bày một số nội dung nghiên cứu liên quan đến tài luận án.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu bước đầu và đề xuất định hướng nghiên cứu tiếp theo
- Luận án tiến sĩ
- Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực công nghệ thực phẩm, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
- Tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Trích dẫn đầy đủ và chỉ rõ nguồn tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (nếu có);
- Trong trường hợp luận án sử dụng nội dung công trình khoa học của tập thể mà nghiên cứu sinh là đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả khác cho phép nghiên cứu sinh được sử dụng kết quả của nhóm nghiên cứu;
- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật sở hữu trí tuệ